Cách làm cơm rượu – Đặc sản Lễ Tết của người dân Việt Nam

Cơm rượu là một trong những món ăn đặc sản của người Việt Nam. Và đặc biệt, đây là một món ăn phổ biến, không thể thiếu trong dịp Tết Đoan Ngọ. Cùng đọc bài viết dưới đây của chúng tôi để biết cách làm cơm rượu thơm ngon hấp dẫn đem chiêu đãi cả gia đình nhé!

Cơm rượu món ăn dân gian Việt Nam

Xuyên suốt chiều dài lịch sử món ăn này đã dần tiến hóa thành những hình dạng và hương vị khác nhau song vẫn giữ được hương vị truyền thống của từng miền. Cơm dừa không chỉ là một món ăn đặc sản xuất hiện vào dịp tết đoan ngọ mà nó còn góp mặt trên mâm cỗ đêm giao thừa hoặc trong những ngày tết âm lịch.

Cơm rượu là một trong những món ăn có công thức dễ làm, và có thời gian bảo quản lâu. Do đó mà được người Việt rất ưa chuộng và thường xuyên thưởng thức món ăn này. 

Tuy nhiên, tùy từng vùng miền mà món ăn này lại có hương vị và công thức khác nhau. Những thông tin dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn phân biệt được hương vị đặc sản cơm rượu ngày Tết âm lịch ở cả 3 miền Bắc Trung nam nhé!

Cách làm cơm rượu thơm ngon
Cách làm cơm rượu thơm ngon

Cách làm cơm rượu có hương vị không thể nhầm lẫn

Đây là một món ăn phổ biến, có vị thơm nồng, ngọt ngào đặc trưng mà bất cứ ai ngửi lần đầu cũng bị quyến rũ, thu hút. Các công đoạn để có thể làm nên được hương vị này đòi hỏi sự cầu kỳ, tỉ mỉ, hoàn hảo từ chất gạo cho đến dụng cụ.

Tuy nhiên, ở mỗi miền lại có một hương vị đặc trưng khác nhau. Hãy cùng chúng tôi điểm qua những nét khác biệt thú vị của cơm rượu ở mỗi miền trên đất nước này nhé!

Cách làm cơm rượu miền Bắc

Một nét đặc trưng độc đáo ở cơm rượu miền bắc đấy chính là được làm từ gạo nếp lức (hay còn gọi là nếp cẩm). Tuy nhiên, khi mọi người dùng nếp cẩm – gạo nếp cẩm Tây Bắc để làm thành cơm rượu nếp thì sẽ đạt được một hương vị thơm ngon nhất, hơn hẳn so với gạo nếp lức.

Cách chế biến vô cùng đơn giản, bạn cần nấu gạo nếp cho chín và trải ra mâm đợi nguội. Rồi sau đó đem men cơm rượu đã được giã mịn rắc vào phần nếp cẩm nguội. Trộn đều lên rồi lấy một cái lá rá và sắp lá chuối đã được đục vài lỗ nhỏ trải đều một lớp cơm rượu, tiếp đến là một lớp lá chuối cho đến khi hết cơm.

Đậy kín chỗ cơm vừa làm bằng một cái lá chuối. Để như vậy khoảng 2 ngày, bạn sẽ có được món cơm rượu nếp cẩm thơm nồng đậm chất miền Bắc. So với miền Trung và miền Nam, cơm rượu nếp cẩm ở miền bắc có hạt không quá mềm và hương vị nồng hơn.

Bỏ túi cách làm cơm rượu miền Bắc
Bỏ túi cách làm cơm rượu miền Bắc

Cách làm cơm rượu miền Nam

Khác với miền Bắc, người miền Nam dùng nếp trắng để chế biến thành cơm rượu. Và đặc biệt hơn, cơm rượu ở vùng đất Nam Bộ này được nặn thành những viên có khối tròn lớn không rời nhau. Ngoài ra, đôi khi người dân miền Nam còn pha thêm đường vào cơm rượu khi ăn chứ không ăn một cách thuần túy nhưng người miền Bắc.

Cơm rượu miền Nam được chế biến bằng cách: vo sạch nếp trắng và đem nấu chín. Sau đó, trải đều nếp ra khay đợi nguội rồi rải men rượu đã được giã nhuyễn lên nếp và trộn đều. Vo tròn từng viên nếp khi nếp và men rượu được đều nhau trong lá chuối rồi ủ trong một cái nồi kín. Với món cơm rượu miền Nam, cần ủ từ 3-5 ngày thì mới có thể thưởng thức được.

Điểm khác biệt nhất của cơm rượu miền Nam
Điểm khác biệt nhất của cơm rượu miền Nam

Cách làm cơm rượu miền Trung

Cũng giống như miền Nam, người miền Trung chỉ sử dụng nếp trắng để làm cơm rượu và cũng được nén thành từng khối không rời. Đem vo sạch nếp trắng và hấp một lần bọc trong vải màn. Khi thấy hạt nếp có độ trong thì nhúng gói nếp này vào nước muối pha loãng và để khô khoảng 3 – 4 phút. 

Tiếp tục hấp nếp thêm một lần nữa và trải ra mâm để nguội, lót một tấm lá chuối lên một cái khay và cho nếp vào nén chặt men rượu sau khi giã mịn. Rắc đều lên xôi, dùng dao nhúng nước muối và cắt thành từng miếng vừa ăn. Sử dụng lá chuối đã đục lỗ gói từng viên xôi, mỗi lá cuộn từ 2 viên. Với cách này chỉ sau khoảng một ngày mọi người có thể đem ra thưởng thức.

Mặc dù có những cách chế biến khác nhau nhưng nhìn chung, cơm rượu 3 miền vẫn đảm bảo được độ cay, độ thơm của rượu cùng với độ béo ngậy của nếp. Món ăn này ngoài tác dụng diệt sâu bọ như mọi người hay thường sử dụng thì nó còn là một trong các thực phẩm siêu tốt dành cho sức khỏe con người.

Vì thế mà bạn có thể dùng cơm rượu như một cách hỗ trợ điều trị các bệnh lý như: thiếu máu, cao huyết áp… Bạn có thể tham khảo 3 kiểu cơm rượu từ 3 miền khác nhau để có thể thoải mái sử dụng mà không lo bị ngán.

Hướng dẫn cách làm cơm rượu theo ông bà ta

Cơm rượu có nhiều cách làm khác nhau tùy thuộc vào khẩu vị của mỗi người, nhưng đa số mọi người đều chuộng cách làm cơm rượu truyền thống mà được ông bà ta truyền đạt lại.

Cần chuẩn bị những gì khi thực hiện cách làm cơm rượu

Những dụng cụ cần thiết để làm cơm rượu sẽ được liệt kê ngay dưới đây: 

  • Nồi cơm điện: Thay vì dùng nồi nhôm, nồi đất để nấu thì ngày nay nồi cơm điện là sự lựa chọn tốt và ưu Việt nhất mà nhà nào cũng có. Vì thế mà việc chuẩn bị nồi cơm điện để làm cơm rượu rất dễ dàng đối với các bạn.
  • Dụng cụ nghiền men: Men rượu là một nguyên liệu không thể thiếu trong quá trình làm cơm rượu. Tuy nhiên, men rượu được bán trên thị trường thường ở dạng cục. Nhưng khi làm cơm rượu đòi hỏi men rượu phải được nghiền mịn. Chính vì thế, bạn cần chuẩn bị một dụng cụ có thể là chày cối hoặc cũng có thể là máy xay sinh tố để có thể nghiền mịn được men rượu.
  • Lá chuối, sen: Đây là một trong những dụng cụ cần thiết để có thể giúp món cơm của bạn mang đậm hương vị truyền thống. Các bạn cần chuẩn bị sẵn lá chuối hoặc lá sen sạch, khô ráo để bọc cơm đã rắc men mang đi ủ. Nếu như bạn không có lá chuối hoặc lá sen, bạn có thể sử dụng túi ni lông loại dày.

Cách làm cơm rượu ra sao

Nếu bạn chuẩn bị được đầy đủ các dụng cụ trên, cách làm cơm rượu sẽ trở nên dễ dàng và đơn giản hơn. Vì vậy, chuẩn bị dụng cụ là một bước không thể thiếu khi làm món cơm rượu.

Giống như đã nói ở trên, cách làm cơm rượu không quá khó khăn. Chỉ cần nắm được các bước, là các bạn có thể chế biến được món cơm thơm ngon. Đầu tiên bạn cần ngâm nếp vo sạch rồi nấu chín. 

Sau đó xới cơm ra khay và chải đều để cơm cho chóng nguội. Tiếp theo rải đều men rượu khi đã được giã nhuyễn lên cơm, trộn đều cơm với men rồi cho vào một hũ thủy tinh hay chum, vại và ủ trong khoảng từ 3 đến 4 ngày. Sau khoảng thời gian trên bạn có thể đem ra để thưởng thức cùng với gia đình.

  • hoặc màng bọc thực phẩm bằng nhôm để thay thế.
  • Dụng cụ ủ: Cơm rượu có thể được ủ trong nồi, chum, vại hay hũ thủy tinh. Tuyệt đối nói không với các đồ dùng bằng nhựa vì quá trình lên men của cơm sẽ có những tác động nhất định không tốt cho sức khỏe con người.
  • Khay: Khi thực hiện cách làm cơm rượu cần sử dụng khay để trải cơm ra giúp cơm nhanh nguội và khiến quá trình rải men đều hơn.

Dụng cụ đơn giản, dễ tìm
Dụng cụ đơn giản, dễ tìm

Lưu ý cách làm cơm rượu cho người không chuyên

Để có thể có được một món cơm rượu ngon, đúng vị truyền thống, ngoài việc chuẩn bị chu đáo, đầy đủ các dụng cụ trên và áp dụng cách làm cơm rượu đúng cách, bạn còn cần “bỏ túi” những lưu ý từ người trước để lại, giúp cho món cơm rượu của bạn được hoàn hảo nhất.

  • Cơm rượu đậm đà một chút thì sẽ ngon và ngọt hơn. Vì vậy hãy cho thêm chút muối khi nấu nhé!
  • Nên nhúng các dụng cụ qua với một chút nước muối loãng.
  • Nếu sử dụng nếp cẩm, nếp lức để nấu thì tốt hơn hết cần ngâm qua đêm từ 8 đến 10 tiếng.
  • Không được ủ cơm rượu bằng các đồ dùng như: chai, lọ nhựa mà phải ủ bằng đồ dùng thủy tinh, sành, sứ.
  • Không được trộn men khi cơm còn nóng, hãy đợi nguội hoặc còn ấm mới rắc men.
  • Nên ủ cơm trong khoảng thời gian từ 3 đến 4 ngày, lâu hơn sẽ bị cay, ngắn hơn thời gian trên thì cơm lên men chưa đạt hiệu quả.
  • Có thể cho vào tủ lạnh để cơm rượu được bảo quản lâu hơn.

Như vậy, có thể thấy rằng các dụng cụ cần thiết cũng cách làm cơm rượu nếp thì vô cùng đơn giản, không phải là thử thách quá lớn với những ai lần đầu vào bếp. Nhưng nếu bạn không để ý và lưu lại những chia sẻ hữu ích này, chắc rằng trong quá trình nấu cơm rượu bạn sẽ gặp nhiều bối rối, sai sót khiến món cơm không được như ý.

Bảo quản cơm rượu tuyệt vời nhất bạn nên biết 

Thông thường, cơm rượu có thể được bảo quản khoảng hơn 1 tháng nếu bạn đặt ở ngăn đá tủ lạnh. Lưu ý, khi để ở ngăn đá mà muốn sử dụng, bạn cần rã đông ra rồi mới ăn, khi đó cơm rượu sẽ ngon như mới nấu. 

  • Bảo quản cơm rượu ở nơi mát mẻ, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời
  • Phải được bảo quản trong bình sứ hoặc bình thủy tinh. Tuyệt đối, không bảo quản bằng các đồ dùng từ nhựa. Vì nhựa rất dễ bị oxi hóa và tiết ra các chất có hại cho sức khỏe.
  • Có thể kéo dài thời gian sử dụng cơm rượu bằng cách để vào ngăn đá tủ lạnh

Ngoài ra, dù áp dụng cách làm cơm rượu đúng nhưng khi thu thành quả, có một số dấu hiệu cho thấy cơm rượu đã bị hỏng cần lưu ý để không ăn nhầm, gây bệnh cho đường tiêu hóa của bạn như:

  • Sau đủ thời gian từ 3-4 ngày để cơm rượu lên men, nhưng hạt cơm lại không mềm mà rất cứng, phần men trộn cơm còn nguyên không tan.
  • Không được lên men hoặc lên men dài hơn 3-4 ngày.
  • Cơm rượu sau thời gian lên men có vị chua, đắng và có váng nổi trên bề mặt.
  • Hạt cơm rượu có dấu hiệu mốc, có mùi… 

Nguyên liệu đơn giản cho cách làm cơm rượu
Nguyên liệu đơn giản cho cách làm cơm rượu

Tổng kết

Món ăn này ngày nay vẫn rất phổ biến và là một món ăn truyền thống quá đỗi quen thuộc trên cả 3 vùng miền. Đừng ngại ngần thử cách làm cơm rượu nếp và chia sẻ thành quả, kinh nghiệm cho mọi người cùng biết nhé!

XEM NHIỀU NHẤT