Trân châu bị cứng phải làm sao? Cách bảo quản trân châu

Trân châu bị cứng phải làm sao? Bảo quản trân châu như thế nào cho đúng cách? Trân châu cứ nấu lên là có thể ăn được đúng không? Hay phải biết cách bảo quản thì trân châu mới không bị cứng và dẻo như mới làm. Xem ngay bài viết này.

Trân châu bị cứng phải làm sao? Bảo quản trân châu như thế nào cho đúng cách? Cách làm trân châu đơn giản tại nhà? Hiện nay, trà sữa trân châu đang trở thành xu hướng ẩm thực của giới trẻ một cách mạnh mẽ. Chúng là thức uống giải khát được ưa chuộng ở mọi lứa tuổi. Bạn cũng có thể làm cho người thân những ly trà sữa thơm ngon. Tuy nhiên, không phải trân châu luộc ra bỏ tủ lạnh là có thể ăn êm xuôi. Bạn cần biết cách bảo quản trân châu dẻo ngon như mới làm. Biết làm trân châu nhưng cách bảo quản không phải ai cũng biết. Cùng học ngay bí kíp bảo quản trân châu không bị cứng nhé!

Trân châu bị cứng phải làm sao?

Trân châu loại topping không thể thiếu trong món trà sữa được nhiều bạn trẻ ưa chuộng. Là bộ đôi không thể tách rời khi uống kết hợp với trà sữa trân châu. Loại topping này có từ 2 thập kỷ nay và được du nhập vào Việt Nam từ 7-8 năm về trước. Có người vẫn thường đùa rằng: “Uống trà sữa không có trân châu cũng giống như đám cưới mà thiếu cô dâu vậy đấy”.

Có thể bạn quan tâm:

Trân châu và trà sữa ngày nay càng trở nên phổ biến và phong phú hơn. Hàng loạt quán trà sữa mọc lên như nấm từ quán trà sữa truyền thống cho đến trà sữa vỉa hè,…Trân châu cũng vậy, có nhiều loại trân châu có thể được kể đến như: trân châu truyền thống, trân châu đường đen, trân châu trắng, trân châu sương mai,…Hai loại trân châu phổ biến và lâu đời nhất là trân châu đen và trân châu trắng.

Viên trân châu dẻo dai ngon sừng sựt
Viên trân châu dẻo dai ngon sừng sựt

Việc làm ra món trân châu khá đơn giản. Nhưng để giữ trân châu được lâu và không bị cứng là điều không phải ai cũng biết. Sau đây, chúng tôi xin gợi ý một số cách đơn giản để bảo quản trân châu. 

Cách bảo quản trân châu đã luộc để được qua đêm

Như đã nói ở trên, trân châu chủ yếu làm từ bột gạo nếp trộn cùng với bột năng, thêm một chút dừa. Nên trân châu kể cả lúc chưa luộc hay sau khi luộc thời hạn sống của chúng cũng cực kì ngắn. Đặc biệt, đối với trân châu trắng sau khi được luộc chín thì lại càng khó giữ được lâu. Nên các bạn hạn chế nấu quá nhiều vì chúng dễ hư và bỏ đi sẽ rất phí.

Để bảo quản trân châu tốt nhất ngay từ những bước thực hiện làm trân châu. Bạn nên chú ý trong quá trình luộc trân châu, phải đợi nước sôi bùng lên thì mới thả trân châu vào. Nắp nồi phải được đậy chặt, thỉnh thoảng nên mở nắp kiểm tra tránh bị vấn đề nước tràn ra ngoài.

Cách nấu trân châu đúng là luộc trân châu với lửa lớn đến khi trân châu nổi lên mặt nước thì vớt ra ngay, trân châu sẽ mất đi độ dai vốn có khi bạn sơ ý luộc chín quá. Khi trân châu đã bắt đầu chín thì chúng ta sẽ bắt đầu với những bước bảo quản cơ bản sau.

Bước đầu tiên

Chuẩn bị một chậu nước lạnh trong quá trình đang luộc trân châu. Khi luộc bằng thiết bị làm bếp, bạn cần hết sức chú ý hạt trân châu nào chín, nổi lên trên mặt nước thì dùng ray vớt ra để tránh tình trạng nó bị chín quá. Rồi sau đó, trực tiếp thả trân châu vào bát nước lạnh. Bỏ tất cả trân châu đã chín khoảng 5 đến 10 phút trong nước lạnh là được.

Việc làm này không những có tác dụng làm cho trân châu có độ dẻo nhưng vẫn dai dai, không bị mềm mà còn để các hạt trân châu không bị dính vào nhau.

Bảo quản trân châu đã luộc dễ dàng
Bảo quản trân châu đã luộc dễ dàng

Bước thứ hai

Sau khi luộc xong, bạn cần dùng rây vớt trân châu ra. Ngâm trân châu vào nước lạnh hoặc xả dưới vòi nước để trân châu không bị dính.Trân châu vớt ra để khô nước rồi bỏ vào hộp hoặc tốt nhất là xoong làm bằng inox để nơi khô ráo. Cách làm này có thể bảo quản trân châu được trong khoảng 1 ngày.

Khi muốn sử dụng, bạn chỉ cần bỏ vào lò vi sóng trong 1 phút. Hoặc luộc lại trân châu rồi pha chế trà sữa theo sở thích của mình. Bằng cách làm đơn giản như thế này bạn có thể tự làm và bảo quản trân châu không bị cứng dễ dàng rồi đó. Nhờ mẹo trên bạn có thể làm những cốc trà sữa ngon tuyệt cho cả nhà mà không sợ mất vệ sinh và hư hỏng.

Với cách làm này đảm bảo hạn chế tốt nhất trân châu bị cứng. Giúp trân châu dẻo và thơm ngon, dai dai như lúc mới nấu.

Bước cuối cùng

Còn trong trường hợp bạn lỡ nấu quá nhiều mà không thể dùng hết thì bạn có thể sử dụng một số mẹo nhỏ sau đây. Ngay lúc trân châu vừa ráo nước bạn cho trân châu vào một hộp kín. Vật dụng đựng nào miễn sao có kèm theo nắp đậy. Nếu không có nắp, bạn có thể dùng màng nilon bọc thực phẩm bọc kín miệng hộp rồi sau đó cho vào ngăn mát của tủ lạnh. Với cách làm này bạn có thể yên tâm khi trân châu có thể để đc 3-4 ngày mà không sợ hỏng.

Khi bạn muốn đem ra để pha trà sữa hay nấu cùng chè thì nên luộc lại trân châu một lần nữa. Với cách bảo quản này, bạn có thể làm trân châu cùng nhiều nguyên liệu khác nhau. Tự tạo được nhiều hình thù khác nhau tùy theo sở thích mà không lo về cách bảo quản. Các bạn nào ghiện trà sữa hãy lưu lại ngay công thức này để có thể pha chế những ly trà sữa chân trâu thơm ngon, bổ dưỡng nhất nhé.

Cách bảo quản trân châu khô chưa luộc

Thay vì tự làm trân châu bằng các loại bột quen thuộc tại nhà. Thì nhiều bạn sẽ chọn cách mua những loại trân châu có sẵn ngoài tiệm để nhanh gọn, tiết kiệm thời gian công sức hơn. Nên mua những loại trân châu chất lượng từ các thương hiệu nổi tiếng như trân châu Hoàng Kim, trân châu Đài Loan,…nấu sẽ ngon hơn.

Bên cạnh mua những sản phẩm uy tín, chất lượng thì sẽ có nhiều người chọn mua hoặc mua nhầm những loại không có thương hiệu, không uy tín. Chúng có thể gây hại cho các thành viên trong gia đình, người thân và chính bạn khi thưởng thức. Vì thế mà các bạn nên chú ý tìm mua ở nơi chính hãng và quen thuộc.

Trân châu chưa luộc so với trân châu đã luộc

Trân châu chưa luộc bảo quản dễ dàng hơn nhiều so với trân châu đã luộc. Nhưng nếu chúng ta không chú ý mua về sử dụng xong bỏ đó vẫn xảy ra trường hợp mốc như thường. Vậy bạn nên làm sao để bảo quản trân châu khô không bị mốc.

Trân châu chưa luộc so với trân châu đã luộc
Trân châu chưa luộc so với trân châu đã luộc

Có thể bạn quan tâm:

Hạt trân châu tròn vị dẻo dai, ngọt nhẹ với màu nâu đen bắt mắt là

Cách làm để trân châu khô không bị móc

– Đầu tiên, nếu bạn mua một gói trân châu khô chưa bóc và chưa sử dụng ngay. Bạn cần dùng một túi bóng khác bọc quanh túi trân châu khô. Rồi cất ngay vào ngăn mát trong tủ lạnh để tránh bị bọ mọt đục lỗ và làm mốc.

– Nếu bạn đã bóc ra và sử dụng được 1 đến 2 lần rồi thì cần chú ý về kĩ quá trình bảo quản hơn lúc chưa bóc. Buộc kín miệng túi trân châu bằng dây thun hay kẹp ghim để đảm bảo khí bên ngoài không vào được bên trong. Cuối cùng bọc thêm túi bóng bên ngoài và để chúng ở nơi khô ráo và thoáng mát trong nhà.

– Nếu lỡ hạt trân châu có bị mốc thì bạn cũng không nên tiếc mà rửa rồi sử dụng. Bạn nên vứt đi ngay vì khi thực phẩm mốc có hại cho sức khỏe con người. Nói chung, đồ đã bị hỏng rồi thì không nên tiếc làm gì. Bảo vệ sức khỏe là tốt nhất mà đúng không.

Mong rằng với bài viết này bạn đọc đã biết cách xử lý khi gặp tình trạng Trân châu bị cứng phải làm sao rồi nhé. Chúc bạn đọc thành công khi làm món ăn hấp dẫn này.

XEM NHIỀU NHẤT