Cách làm tokbokki được biến tấu thành rất nhiều phiên bản để mọi người có thể dễ dàng học làm ngay tại nhà. Đây là món ăn đường phố vỉa hè phổ biến ở Hàn Quốc và khi du nhập vào Việt Nam rất được mọi người yêu thích bởi hương vị dai dai của bánh gạo hòa huyện với nước sốt đặc trưng của Hàn.
Tokbokki có nguồn gốc như thế nào ?
Tokbokki là bánh gạo cay Hàn Quốc, đúng như tên gọi, đây là món ăn được làm từ bánh gạo và là món ăn rất phổ biến xuất hiện trên khắp các đường phố Hàn Quốc, trên cả vỉa hè lẫn nhà hàng, Tokbokki là món truyền thống của Hàn Quốc có nguồn gốc từ hoàng tộc cho vua chúa.
Nguồn gốc của tokbokki được xuất phát từ món tteok jjim được làm từ bánh dày sau đó thái mỏng rồi cho thêm thịt, trứng, gia vị và nướng lên để thưởng thức. Có hai loại tokbokki cơ bản là ganjang tokbokki loại không cay và gochujang loại cay.
Ganjang tokbokki – bánh gạo dành cho người không ăn cay
Ganjang tokbokki được xuất hiện từ thời kỳ Joseon và được chế biến bằng cách xào cùng thịt, rau xanh và dầu đậu nành. Ganjang tokbokki còn từng được đưa vào vở kịch “Dae Jang Gum” với cảnh quay tiêu biểu nàng Jang Gum đã tự nấu và đem tokbokki dâng lên cho nhà vua. Vì lý do này có thể hiểu được tại sao món ăn này lại được gọi với tên gọi là món ăn Hoàng Gia.
Ganjang tokbokki gây nghiện ở chỗ thay vì hương vị cay xé kích thích vị giác thì phần nước sốt có vị ngọt ngọt, đậm vị và mang hương vị đặc trưng của tương ớt Hàn Quốc kết hợp cùng với phần bánh gạo dai dai, mềm dẻo tạo nên một tổng hợp không thể chê vào đâu được.
Ganjang tokbokki là loại bánh gạo không cay nhưng không chỉ những người ăn cay yếu mà ngay cả những người biết ăn cay cũng không thể cưỡng lại được sức hút của loại bánh gạo này. Chính vị ngọt và vị mặn trộn lẫn với nhau tạo nên một hương vị khó quên đọng lại trong từng miếng bánh gạo.
Thực khách sẽ bị chính hương vị mặn ngọt đậm đà của nước sốt cuốn hút mà ăn hết một đĩa bánh gạo từ lúc nào không hay. Khi ăn kèm với các loại đồ ăn khác, nước sốt cũng hợp đến khó tin mà không chỉ riêng với bánh gạo.
Gochujang tokbokki – bánh gạo dành cho người biết ăn cay
Gochujang tokbokki được người dân Hàn Quốc tin rằng đã xuất hiện lần đầu tiên vào những năm 1950 bởi người phụ nữ tên là Ma Deok Lim. Sau khi mở một nhà hàng Trung Quốc, vào một ngày nọ, bà vô tình làm rơi miếng bánh gạo vào nước sốt cay và sau khi ăn thử, bà hết sức bất ngờ về sự kết hợp này.
Hương vị dai dai, mềm dẻo của bánh gạo khi kết hợp với nước sốt cay trở nên vô cùng đậm đà, cay cay, mặn mặn và hợp nhau đến lạ thường. Sau đó, bà đã bán loại tokbokki với nước sốt cay này ở Sindang và ganjang tokbokki nhanh chóng được mọi người yêu thích và dần dần trở thành cách làm tokbokki nổi bật nhất.
Vị cay của nước sốt giúp kích thích vị giác, khi ăn cùng với bánh gạo trở nên cuốn hút đến lạ kỳ và khi chấm ăn cùng với các loại đồ ăn kèm thì càng phong phú, ngon miệng hơn. Chính những cảm nhận ấy đã khiến gochujang tokbokki nổi tiếng.
Các nguyên liệu để nấu món tokbokki của Hàn Quốc
Các nguyên liệu cần thiết để có thể nấu tokbokki rất đơn giản. Nguyên liệu đầu tiên chắc chắn phải có đó chính là bánh gạo. Tiếp theo là các nguyên liệu cơ bản không thể thiếu trong món tokbokki chính là chả cá Hàn Quốc. Loại chả cá mỏng dẹt và không đậm đặc mùi cá như chả cá Việt Nam.
Nguyên liệu thứ ba là trứng luộc. Món tokbokki không thể nào không có vài quả trứng luộc để ăn cùng với phần nước sốt. Các nguyên vị còn lại bao gồm hành boa rô, tỏi, bắp cải và mè rang để dậy mùi thơm cho món bánh gạo.
Các loại gia vị cần thiết để nấu món tokbokki một cách đơn giản, dễ làm nhất là tương ớt Hàn Quốc Gochujang, ớt bột, dầu mè, đường và đặc biệt phải là loại nước tương Hàn Quốc. Lý do là vì nước tương Việt Nam rất mặn so và không có được vị ngọt bằng so với nước tương Hàn Quốc.
Nếu nêm nếm phần nước sốt mà sử dụng nước tương Việt Nam sẽ phá hỏng vị của phần nước sốt làm hỏng món ăn. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm bất cứ các loại nguyên liệu nào mà bạn thích ngoài những nguyên liệu cơ bản trên như: mì gói, cá viên, thịt, nấm, vv…
Các bước và cách làm tokbokki đơn giản tại nhà
Với độ phổ biến của món tokbokki như hiện nay thì việc nấu được món ăn này không phải là điều khó khăn bởi vì có rất nhiều công thức hướng dẫn cách làm tokbokki đơn giản tại nhà trên mạng Internet. Các cách làm tokbokki được gợi ý đều bao gồm phần chuẩn bị và phần nấu nướng cực kỳ dễ làm và thành công.
Chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu
Mặc dù theo tên gọi tokbokki bao gồm có bánh gạo nhưng thực chất bánh gạo không phải hoàn toàn đều được làm từ gạo. Có 2 loại bánh gạo phổ biến được sử dụng cho món tokbokki đó là bánh gạo được làm từ bột mì và bánh gạo được làm từ bột gạo. Tuy nhiên, món tokbokki được bày bán đa phần đều được làm từ bột mì.
Thời buổi hiện đại tiện lợi hóa, cách làm tokbokki không chỉ đơn giản về cách thực hiện mà còn về các nguyên liệu chuẩn bị. Cách làm tokbokki đơn giản mà không tự tay làm phần bánh gạo chính là bạn có thể mua những bịch bánh gạo dai ngon không kém tự làm ở các cửa hàng tiện lợi và siêu thị.
Tại đây sẽ bày bán các bịch bánh gạo được cắt thành từng khúc vừa ăn và được hút chân không để có thể giữ lâu trong tủ lạnh. Phần chả cá Hàn Quốc sau khi mua về bạn chỉ cần cắt thành từng miếng hình tam giác vừa ăn giúp tokbokki thêm phần ngon miệng hơn. Tỏi băm nhuyễn còn hành boa rô và bắp cải chỉ cần cắt nhỏ và thế là đã xong phần sơ chế cũng như chuẩn bị nguyên liệu.
Quy trình và cách làm tokbokki
Đầu tiên bạn chỉ cần cho phần bánh gạo mua sẵn ở cửa hàng vào nước sôi luộc trong 15 đến 20 phút nếu bánh gạo đang đông cứng và 10 phút nếu bánh gạo đã rã đông để bánh gạo được mềm ngon và dai. Sau đó, vớt bánh gạo và thả vào một tô nước lạnh để bánh gạo không bị dính vào nhau rồi để ráo nước.
Tiếp theo là phần quan trọng là làm nước sốt cho phần bánh gạo. Đun sôi 600ml nước sau đó cho vào hỗn hợp gia vị được pha gồm 1 muỗng tương ớt Hàn Quốc Gochujang, 1 muỗng cà phê bột ớt hoặc hơn tùy theo mức độ cay mà bạn mong muốn, 1 thìa cà phê đường, 1 muỗng nước tương và cuối cùng là 1 muỗng nước lọc.
Đun sôi hỗn hợp sốt sau đó cho bánh cá Hàn Quốc vào rồi sau đó cho thêm phần bánh gạo đã vớt ra để ráo. Lưu ý sau khi cho bánh gạo vào cần dùng tay khuấy và đảo liên tục để bánh không bị dính ở đáy nồi.
Đợi đến khi phần nước sốt gần sệt lại thì cho phần bắp cải vào rồi khi nước sốt sền sệt sánh đặc thì tắt bếp. Sau đó cho thêm tỏi băm, hành boa rô và mè rang lên mặt để món ăn thêm bắt mắt và ngon miệng. Thêm vào đó, bạn hãy luộc thêm một vài quả trứng gà và cho vào phần tokbokki để hoàn thiện món ăn một cách trọn vẹn.
Một số món ăn kèm với tokbokki
Cách làm tokbokki có điểm cuốn hút nằm ở chỗ phần nước sốt của bánh gạo nên tokbokki thường có những món ăn kèm được phục vụ cùng để chấm cùng với phần nước sốt để thưởng thức.
Các món ăn kèm với tokbokki đa phần là các món chiên giòn và các loại nội tạng heo luộc. Các món lăn bột chiên giòn ăn kèm với tokbokki thường rất đa dạng như tôm chiên bột, ớt Hàn Quốc lăn bột, khoai lang chiên, khoai tây chiên, bí đỏ chiên bột, miến cuộn rong biển chiên, vv…
Có rất nhiều các loại đồ chiên ăn kèm và phong phú đa dạng tùy theo khu vực và chỗ bán tokbokki. Ngoài ra, khi ăn tokbokki không thể thiếu các phần nội tạng heo hấp và luộc như dồi lợn hấp, gan luộc, tim heo, phèo, vv… Các loại đồ ăn kèm này tưởng không hợp nhưng là một món bất bại khi kết hợp với tokbokki.
Những lưu ý cần nắm khi tìm hiểu về cách làm tokbokki
Tuy có rất nhiều cách làm tokbokki được đăng tải trên mạng Internet nhưng bạn nên chọn những cách đơn giản, dễ thành công và dễ thực hiện nhất. Bên cạnh đó, cần phải lưu ý vài điều về những công đoạn trong cách làm tokbokki để thành quả được ngon nhất.
Khi luộc phần bánh gạo chỉ nên luộc trong một khoảng thời gian đủ để bánh gạo vừa chín tới vừa mềm nhưng vẫn giữ được vị dai. Không nên luộc bánh gạo quá lâu sẽ làm mất đi vị dai và làm bánh bị mềm, nát. Đặc biệt, khi luộc nên khuấy đảo nhẹ tay và đều phần bánh gạo để tránh bị dính vào nhau.
Nếu khi nấu phần nước dùng cho bánh gạo mà quá sệt thì chỉ cần cho thêm nước vào, đun sôi và đợi đến khi đạt được độ sệt mong muốn thì tắt bếp. Còn nếu nước quá loãng thì hãy tăng nhiệt độ và đợi đến khi phần nước sốt đặc lại. Đây là cách làm tokbokki có phần nước sốt sánh đặc hoàn hảo.
Cần lưu ý đến liều lượng và phần nêm nếm theo những cách làm tokbokki trên mạng. Sau khi chế hỗn hợp gia vị vào nước sôi, hãy nếm thử và tùy chỉnh theo khẩu vị của gia đình mình. Nếu cảm thấy gia vị đã đủ ngon và đậm đà thì không cần tùy chỉnh nữa, bạn có thể bày ra đĩa và thưởng thức chuẩn vị Hàn ngay.
Kết luận
Cách làm tokbokki giờ đây không còn làm khó dễ các bà nội trợ và những người mê ẩm thực Hàn Quốc nữa. Các cách làm tokbokki được chỉ dẫn trên mạng xã hội giờ đây rất dễ thực hiện mà còn đơn giản và ngon miệng không kém gì ngoài hàng nên bạn sẽ không phải ra tiệm mỗi khi thèm món ăn này.