Cách làm sủi cảo – Món ăn truyền thống của Trung Quốc

Cách làm sủi cảo trở thành một thắc mắc được nhiều chị em đặt ra trên các diễn đàn mạng. Sủi cảo là một món ăn bắt nguồn từ Trung Quốc và đang phổ biến tại Việt Nam với nhiều kiểu biến tấu khác nhau. Sự mềm mại của miếng sủi kết hợp với nước lèo ngọt xương tạo nên một hương vị khó quên. Bài viết bên dưới sẽ giúp bạn tìm ra bí quyết để làm nên món ăn thơm ngon này.

Nguồn gốc ra đời sủi cảo

Để tìm hiểu về cách làm sủi cảo, thì bạn cần phải biết được nguồn gốc ra đời của món sủi cảo. Sủi cảo là một loại bánh hấp của Trung Quốc, được phổ biến ở khu vực Đông Á. Sủi cảo là món ăn bắt nguồn từ Triều Châu, là món ăn chính trong dịp Tết nguyên đán ở các tỉnh phía Bắc Trung Quốc, được xem là một phần của tinh hoa ẩm thực Trung Hoa.

Món ăn này còn phổ biến ở các nước phương Tây và nhiều khu vực khác của Châu Á. Cách làm sủi cảo của các quốc gia thường bao gồm thịt xay hoặc rau cuốn bên trong một miếng bột bánh mỏng, được ép chặt lại bằng cách ấn mạnh các góc bánh vào nhau hoặc xếp gấp thành nếp.

Nguồn gốc của sủi cảo

Theo truyền thuyết của Trung Quốc, vào thời Đông Hán, có một vị thầy thuốc tên là Trọng Cảnh, nổi tiếng về Y học cổ truyền Trung Quốc. Cách đây 1.800 năm, sau một thời gian dài, vị thần ấy đã trở về ngôi làng của tổ tiên mình. Tại thời điểm ấy, đang bùng phát thành dịch sốt.

Nhìn thấy tình trạng nhiều người dân nghèo đang phải chịu cảnh giá rét, thiếu ăn, Trọng Cảnh đã quyết tâm phải giúp họ. Ông đã nấu thịt cừu, ớt đen và một số loại dược liệu, cắt nhỏ và gói trong bột, tạo hình giống đôi tai và luộc chín. Sau đó phát cho những người ốm yếu hai cái bánh và một bát canh ấm.

Sủi cảo – Món ăn mang đậm văn hoá Trung Quốc 

Sủi cảo trở thành món ăn truyền thống trong Lễ hội mùa xuân – Tết Nguyên đán ở miền bắc của Trung Quốc. Vào đêm giao thừa, cả nhà sẽ bên nhau làm sủi cảo và hàn huyên, trò chuyện vô cùng rộn ràng và vui vẻ. Cách làm sủi cảo của người Trung Quốc cũng có những nét riêng biệt so với cách làm món ăn này ở các quốc gia khác trên thế giới.

Món ăn mang đậm văn hoá Trung Quốc 
Cách làm sủi cảo – Tinh hoa ẩm thực Trung Hoa

Sủi cảo là món ăn mang đậm văn hoá của Trung Quốc, cả nhân và hình đều mang ý nghĩa khác nhau, bày tỏ nguyện vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn và những hy vọng phước lành. Nhân sủi cũng mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Ví dụ như:

  • Nhân cần tây tượng trưng cho sự giàu có, cần cù và lời cầu cho gia đình hoà thuận, sức khỏe và hạnh phúc.
  • Nhân bắp cải nhồi thịt thì tượng trưng cho lời chúc phúc hạnh phúc, sung túc trăm năm. Nó còn mang ý nghĩa như một lời chúc, tình yêu bền chặt của các cặp vợ chồng mới cưới.
  • Nhân nấm có hình dạng như mũi tên hướng lên, tượng trưng cho sự phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống hằng ngày hoặc mong muốn thế hệ trẻ mau ăn chóng lớn, tiến bộ trong học hành. Ngoài ra còn thể hiện mong muốn giàu có và may mắn.
  • Nhân cá tượng trưng cho mong muốn của cải dư thừa, vì lý do: “cá” (鱼 yú) phát âm giống với “dư” (余 yú).
  • Nhân thịt bò tượng trưng cho sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hay lời cầu chúc sức khỏe, hạnh phúc,…

Tại sao lại có tên là sủi cảo

Món sủi cảo có nhiều ý nghĩa, từ cái tên đến cách gói, cách ăn hay thậm chí là từ nhân đến vỏ của món ăn đều sẽ mang một ý nghĩa riêng biệt. Sủi cảo trong tiếng Quảng Đông có nghĩa là “水餃” (đọc là “suẩy cẩu”) với nghĩa đen là “bột hay bánh luộc trong nước”. 

Chữ “餃” là tên của một loại bánh hấp (bánh chẻ) ở Trung Quốc, chúng có vỏ bột trong suốt (giống bánh bột lọc ở Việt Nam). Sủi cảo còn có tên gọi khác là bánh tai hay bánh chẻo (“chẻo” có nguồn gốc từ tiếng phổ thông Trung Quốc “餃子” jiǎozǐ, âm Hán Việt là giáo tử).  

Những nguyên liệu cần có để làm sủi cảo là gì?

Những nguyên liệu cần có để làm sủi cảo là gì?
Các nguyên liệu cần chuẩn bị để làm ra món sủi cảo

Để thực hiện cách làm sủi cảo, trước tiên bạn cần phải chuẩn bị các nguyên liệu cần thiết để làm món ăn này. Những nguyên liệu làm nên món sủi cảo đa phần là những thứ dễ tìm thấy và có thể mua được ở các chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi. Để chuẩn bị nguyên liệu làm sủi cảo cho 4 người ăn, bạn cần có:

  • Thịt heo xay 300 gram.
  • Thịt tôm tươi 200 gram.
  • Bột mì 250 gram.
  • Bột bắp 50 gram.
  • Cải thảo 20 gram.
  • Cà rốt 20 gram.
  • Hành tím 3 củ.
  • Hành lá 30 gram.
  • Trứng gà 1 quả.
  • Gia vị các loại: Đường, muối, hạt nêm, dầu mè, tiêu,…
  • Dụng cụ: Bếp, nồi, tô, đũa, muỗng, thau,…

Cách làm sủi cảo chuẩn xác nhất

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp làm sủi cảo khác nhau nhưng không phải cách nào chuẩn xác và mang đến hương vị thơm ngon và chuẩn vị nhất. Để có thể làm nên món sủi cảo thơm ngon, đúng hương vị, bạn cần phải trau chuốt, đầu tư, tỉ mỉ và thực hiện đầy tất cả các bước trong cách làm sủi cảo dưới đây.

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

Bước đầu tiên trong cách làm sủi cảo chính là sơ chế các nguyên liệu đã chuẩn bị trước đó. Đầu tiên, bạn rửa sạch tôm tươi, bóc bỏ và bỏ đầu tô. Cà rốt bạn cần phải gọt sạch vỏ, sau đó, rửa sạch cà rốt đã gọt vỏ, cải thảo và hành lá. Sau khi rửa sạch, bạn để ráo rồi cắt hạt lựu quả cà rốt và cải thảo. Củ hành tím cần dược lột sạch vỏ và băm nhỏ còn hành lá thì cần được cắt nhỏ.

Bước 2: Làm nhân của sủi cảo

Bước tiếp theo trong cách làm sủi cảo, bạn cho thịt heo xay vào trong tô, thêm cải thảo, cà rốt đã cắt thành hình hạt lựu và hành lá đã cắt nhỏ. Nêm gia vị vào tô bao gồm: 1 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng canh dầu mè và 1 muỗng cà phê tiêu và trộn đều. Ở bước này, bạn có thể điều chỉnh các gia vị để phù hợp với khẩu vị của gia đình bạn.

Bước 3: Làm vỏ của sủi cảo

Làm vỏ của sủi cảo
Sự đa dạng trong cách làm sủi cảo còn thể hiện qua cách gói bánh

Bước tiếp theo trong cách làm sủi cảo chính là làm vỏ sủi cảo. Đầu tiên, bạn đập 1 quả trứng gà vào tô, tách bỏ vỏ, cho thêm vào 1/4 muỗng cà phê muối, 90ml nước và đánh đều. Một giai đoạn quan trọng trong quá trình làm sủi cảo là trộn bột, bạn cho bột bắp và bột mì vào một cái thau lớn, cho tiếp hỗn hợp trứng vừa đánh vào, nhào đều.

Sau khi nhào bột xong, bột cần được để nghỉ trong thời gian là 30 phút. Khi hết thời gian cho bột nghỉ, bạn tiến hành cán mỏng lớp bột và cắt thành từng miếng vuông khoảng 10cm.

Bước 4: Tạo hình cho sủi cảo

Để tạo hình cho sủi cảo, bạn một vỏ miếng sủi cảo, sau đó lấy muỗng múc nhân thịt heo, cho 1 con tôm vào giữa miếng vỏ sủi cảo. Tiếp theo, bạn gấp miếng vỏ sủi cảo theo hình tam giác và dùng tay khéo léo bấm gấp miếng sủi cảo để cố định, làm lần lượt đến khi hết nguyên liệu.

Có rất nhiều cách làm sủi cảo với đa dạng hình dáng khác nhau, bạn có thể tìm và thực hiện theo. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là phải khéo léo gấp miếng sủi cảo sao cho chúng được cố định chắc chắn, tránh việc bị bung ra và làm rơi phần nhân bên trong.

Bước 5: Nấu chín sủi cảo

Sau khi tạo hình cho sủi cảo, bạn lấy một cái nồi đặt lên bếp và cho vào 400ml nước để đun. Sau khi nước sôi, bạn cho tất cả các miếng sủi cảo đã tạo hình vào, nấu chín trong 10 phút. Khi đã nấu xong, bạn vớt ra và cho vào tô nước lạnh.

Bước 6: Thành phẩm

Bước 6: Thành phẩm
Hướng dẫn cách làm sủi cảo đúng cách, thơm ngon

Bước cuối cùng trong cách làm sủi cảo là bạn sẽ nêm gia vị vào nước sao cho vừa ăn. Bạn múc sủi cảo ra tô, cho nước lèo vào. Để tăng độ thơm ngon và sự ngọt thanh của nước dùng, bạn có thể hầm xương để lấy nước làm nước dùng. 

Món sủi cảo có thể ăn kèm rau cải, nước súp, thêm một ít hành lá lên bên trên để tăng độ thơm ngon. Ngoài cách ăn trên, bạn cũng có thể chiên hoặc hấp sủi cảo và chấm kèm nước tương hoặc tương ớt cũng có độ ngon không kém.

Những điều cần thiết khi bảo quản sủi cảo

Sau khi biết cách làm sủi cảo, việc tiếp theo có lẽ bạn cần biết là cách bảo quản sủi cảo sao cho lâu nhưng vẫn giữ được độ thơm ngon của món ăn này. Muốn bảo quản được sủi cảo, không chỉ đơn thuần nằm ở việc làm vỏ bánh, mà còn ở nhiều điều khác nữa. Để bảo quản được sủi cảo lâu, bạn có thể áp dụng một số mẹo nhỏ sau:

Rắc một lớp bột trước khi bảo quản sủi cảo trong tủ lạnh

Rắc một lớp bột trước khi bảo quản sủi cảo trong tủ lạnh
Một số lưu ý để bảo quản sủi cảo được lâu hơn

Trước khi cho sủi cảo vào trong tủ lạnh để bảo quản bạn hãy rắc lên bề mặt bánh một lớp bột, điều này sẽ giúp bánh tránh hiện tượng dính vào nhau, giúp bạn dễ dàng tách ra khi sử dụng. Tuy nhiên, nếu bạn rắc quá nhiều bột sẽ làm cho sủi cảo bị khó chín. Không những vậy, điều này còn làm cho sủi cảo có thể bị dính vào đáy khay trong lúc hấp.

Xếp sủi cảo đúng cách làm sủi cao 

Trước khi cho sủi cảo vào tủ lạnh để bảo quản, bạn cần chuẩn bị khay và một lớp giấy ở trên khay. Bạn nên sử dụng loại giấy thường được sử dụng để đặt trong vỉ hấp sủi cảo, hoặc dùng giấy bạc. Xếp sủi cảo sống lên trên lớp giấy này và cho vào tủ đông. Sau khi chúng đã đông cứng lại, bạn cho tất cả vào túi zipper rồi đẩy hết công thức bên trong ra để tránh làm sủi cảo bị khô. Sau đó để vào tủ đông để bảo quản.

Nhiệt độ bảo quản phải đảm bảo thích hợp

Như bạn đã biết, các loại thực phẩm đông lạnh được bảo quản ở nhiệt độ -18°C trở xuống có thể sử dụng được trong vòng 1 năm rưỡi. Tuy nhiên, nếu tủ lạnh của bạn không hiển thị nhiệt độ thì bạn nên tiêu thụ hết thực phẩm trong vòng một tháng. Vì phần lớn các loại tủ lạnh sẽ có thể bảo quản các loại thực phẩm không bị hư hỏng trong vòng 1 tháng.

Kết luận

Cách làm sủi cảo sao cho ngon và có thể bảo quản lâu đã được bài viết bên trên giải đáp. Tin rằng qua bài viết, người đọc đã hiểu hơn về hướng dẫn làm sủi cảo. Bạn còn chần chờ mà không nhanh tay mua nguyên liệu và bắt tay vào làm món ăn ngon này để có thể tận hưởng bên gia đình. 

XEM NHIỀU NHẤT