Cách làm chả lụa đơn giản tại nhà cho mâm cơm gia đình 

Chả lụa là món ăn vô cùng quen thuộc, tuy nhiên cách làm chả lụa sao cho thật thơm ngon, đậm vị thì không phải ai cũng biết. Chính vì thế bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất liên quan đến việc làm món ăn này. Hãy cùng theo dõi ngay nhé!

Nguồn gốc của chả lụa

Chả lụa ở một số vùng còn được gọi với cái tên là giò lụa hay giò chả. Đây là một món ăn nổi tiếng tại Việt Nam, cách làm chả lụa đơn giản với hai nguyên liệu chính là thịt lợn và nước mắm. Trong văn hóa ẩm thực Việt, chả lụa được coi là món ăn bình dị nhưng cũng rất sang trọng.

Về nguồn gốc của món ăn này, nhiều người cho rằng nó được hình thành dựa trên ảnh hưởng từ công nghệ làm xúc xích, pate của người Pháp. Cụ thể vào thế kỷ XVIII những người lính Pháp ở Đông Dương rất thèm ăn món dân tộc của học là xích xúc, pate.

Tuy nhiên lại không có, chính vì thế họ đã bày cách làm chả lụa cho những đầu bếp Việt Nam làm. Sau này người Việt đã tự thêm thắt, biến tấu để làm thành một món ăn dân dã nhưng lại vô cùng ngon miệng.

Đến giữa thế kỉ XVIII, ở thời Lê Trung Hưng, chả lụa là một món ăn quý hiếm và chỉ được dâng lên vào những dịp lễ. Sau đó mới dần dần trở nên phổ biến hơn, được làm và bày bán rộng rãi ở khắp nơi.

Ngày nay món ăn ở mỗi vùng lại có một nét đặc trưng riêng cũng như các cách làm chả lụa cũng khác nhau. Nhưng nhìn chung vẫn là món ăn được làm từ thịt xay mịn trộn cùng gia vị cuộn trong lá chuối rồi đem đi hấp.

Chả lụa là món ăn nổi tiếng và rất phổ biến tại Việt Nam 
Chả lụa là món ăn nổi tiếng và rất phổ biến tại Việt Nam

Bật mí cách làm chả lụa thơm ngon tại nhà

Cách làm chả lụa khá đơn giản nhưng để cho ra được thành phẩm ngon mắt và vừa miệng thì các công đoạn chọn nguyên liệu cho đến đúc khuôn cần rất tỉ mỉ.

Nguyên liệu cần chuẩn bị khi làm chả lụa

 500g thịt heo (lợn), ½ thìa bột năng, bột nồi, gia vị nêm nếm, hành tím, tiêu xay, lá chuối, dây buộc và màng bọc thực phẩm. Lưu ý nguyên liệu có thể thay đổi phù hợp với nhu cầu và số lượng cần làm của từng gia đình.

Cách làm chả lụa – Sơ chế

Thịt lợn nạc sau khi mua về đem đi rửa sạch, nên rửa cùng với nước muối loãng và cọ rửa thật sạch sẽ. Sau đó đem để khô ráo ở nơi thoáng mát. Thịt cắt thành từng miếng nhỏ hình vuông khoảng 3cm sau đó đem đi ướp với các gia vị. Trong thời gian ướp thịt khoảng 30 phút, bạn dùng hành tím đã bóc vỏ đập dập và cắt thật nhỏ. Hạt tiêu đem đi xay nhuyễn và để vào một chiếc bát con. Rửa lá chuối để khô.

Cách làm chả lụa – Tiến hành xay thịt

Phần thịt đã ướp thấm gia vị sẽ được đem bỏ vào cối xay và xay nhuyễn thịt. Lưu ý không nên xay một lúc quá nhiều mà hãy chia nhỏ thành nhiều phần. Sau khi thịt đã nhuyễn thì cho vào hộp, cho thêm một chút gia vị vào.

Đậy kín phần thịt vào để tủ đá khoảng 2 tiếng. 2 tiếng sau khi bạn kiểm tra thấy phần thịt có độ xốp và rắn nhất định thì mang ra và chia thành các phần nhỏ, tiến hành xay lại thịt lần hai.

Quết thịt – Bước thứ ba trong cách làm chả lụa tại nhà

Sau khi thịt được xay mịn lần hai, bạn bỏ thêm một chút dầu ăn, bột năng và bột nổi vào trộn đều thành một hỗn hợp. Ở bước này bạn dùng máy quết thịt trong ít nhất là 10 phút.

Tác dụng của việc này là  giúp cho món ăn được mịn và dai giòn. Quết đến khi bạn kiểm tra thấy thịt không dính vào tay nữa thì thôi. Đối với quết thịt không dùng máy bạn có thể sử dụng găng tay hoặc đũa.

Giò lụa cần phải được gói chắc tay để không bị bở 
Giò lụa cần phải được gói chắc tay để không bị bở

Cách làm chả lụa – Thực hiện gói chả

Đây là công đoạn đòi hỏi sự khéo tay và cẩn thận. Bước đầu tiên bạn cần làm là dùng màng bọc thực đã phết dầu ăn và bỏ giò sống lên. Tiếp theo nắn chả lụa thành một hình thon dài theo sở thích và cột chặt 2 đầu lại.

Bạn bỏ phần chả lụa đã cuốn vào tủ lạnh khoảng 2 tiếng và lấy ra. Gỡ bỏ màng bọc và dùng lá chuối gói phần chả lụa lại. Lưu ý khi gói cần chặt tay để không bị bung ra trong quá trình hấp. Cuối cùng là dùng dây cố định.

Cách làm chả lụa – Công đoạn hấp chả lụa

Công đoạn cuối cùng là tiến hành hấp chả lụa. Bạn cho thành phẩm vào nồi hấp, cho một chút nước ở bên dưới và đun với lửa lớn trong 45 – 50 phút. Sau đó tắt bếp và lấy chả lụa ra, để nguội là có thể thưởng thức.

Giá thành chả lụa trên thị trường hiện nay

Chả lụa được bày bán ở khắp mọi nơi trên đất nước, tùy thuộc vào từng vùng miền, địa điểm và nguyên liệu, cách làm chả lụa có các mức giá khác nhau. Thông thường người ta sẽ không quy định mức giá cụ thể cho nó.

Các sản phẩm với cách làm chả lụa thủ công sẽ có giá cao hơn so với các loại làm theo hình thức công nghiệp thường bán ở siêu thị, cửa hàng tiện lợi. Giá của nó ở các chợ đầu mối lại rẻ hơn so với chợ dân sinh, ở nông thôn rẻ hơn thành phố.

Trong đó có 3 mức giá trung bình được ghi nhận tương ứng với 3 loại chả lụa phổ biến nhất hiện nay. Cụ thể là:

  • Loại chả lụa có chất lượng cao, được làm chủ yếu từ thịt nạc phần mông hoặc thịt thăn tươi, ít bột, thường có độ giòn, dai hợp lý sẽ có giá từ 180.000 – 260.000 đồng/kg.
  • Loại chả trung bình thường có pha thêm một chút mỡ và bột, khi ăn sẽ hơi cứng hơn một chút nhưng vẫn có độ dai nhất định, có mức giá từ 150.000 – 170.000 đồng/kg.
  • Loại chả chất lượng thấp thường sử dụng các nguyên liệu không đảm bảo vệ sinh hoặc quá nhiều bột, hàn the. Khi ăn sẽ có cảm giác khô và cứng, loại này thường có mức giá rất rẻ, dưới 100.000 đồng/kg.
Chả lụa và chả giò là hai món ăn hoàn toàn khác biệt 
Chả lụa và chả giò là hai món ăn hoàn toàn khác biệt

Phân biệt chả lụa với chả giò

Có rất nhiều người không biết phân biệt chả lụa, chả giò và cho rằng chúng là một. Nhưng thực ra hai món ăn này hoàn toàn khác nhau, nhất là so về cách làm chả lụa.

Phân biệt thông qua tên gọi

Chả lụa còn được gọi là giò lụa là loại thực phẩm được chế biến từ thịt. Ở một số vùng còn gọi nó với cái tên là giò chả hoặc chỉ gọi là giò. Chả giò là tên gọi dùng để chỉ một món ăn được kết hợp bởi nhiều nguyên liệu khác nhau. Ở miền Bắc còn được gọi là nem rán.

Hình thức bên ngoài

Chả lụa là những sản phẩm được bọc trong lớp lá chuối, có kích thước khá to và thường có màu trắng hồng của thịt lợn. Bên cạnh đó khi bán người ta thường cắt giò theo yêu cầu của khách hàng. Còn đối với chả giò thì là những cuốn nem được rán vàng đều các mặt, thường bán theo các cuốn với mức giá khác nhau.

Nguyên liệu

Nguyên liệu để làm chả lụa bao gồm thịt lợn phần mông, vai được xay nhuyễn trộn cùng với gia vị và một số nguyên liệu khác như tiêu, nước mắm. Sau đó cuộn lại và đem đi hấp. Còn đối với chả giò thì nguyên liệu là sự kết hợp của nhiều thành phần khác nhau gồm có thịt lợn, miến, mộc nhĩ, hành lá, cà rốt,…được gói trong một miếng nem và đen rán vàng.

Cách bảo quản chả lụa được lâu

Bên cạnh cách làm chả lụa thì hiện nay có hai cách bảo quản chả lụa chính được áp dụng là dùng tủ lạnh và để ở bên ngoài.

Bảo quản chả lụa bằng tủ lạnh

Nếu chả lụa của bạn chưa sử dụng và vẫn còn nguyên cây thì có thể  để vào tủ trực tiếp mà không cần phải làm gì. Tuy nhiên nếu đã sử dụng một phần và muốn bảo quản thì  bạn cần dùng màng bọc để bọc kĩ lại.

Đối với các miếng giò đã được cắt ra nhưng không ăn hết, bạn cũng có thể bỏ vào hộp nhựa đậy kín nắp để bảo quản. Nhiệt độ tốt nhất để bảo quản thực phẩm này là từ 5 – 7 độ. Giúp hạn chế sự xâm nhập và tác động của vi khuẩn đối với món ăn.

Bảo quản trong tủ lạnh có thể giúp chả lụa giữ được từ 4 – 6 ngày. Do đó tốt nhất là bạn nên sử dụng trong khoảng thời gian này để tránh mất đi độ ngon của món ăn. Đồng thời đảm bảo được sức khỏe và an toàn vệ sinh cho bản thân và gia đình.

Bên cạnh đó bạn cũng có thể bảo quản trong ngăn đá để giữ được thời gian lâu hơn. Tuy nhiên khi sử dụng bạn cần phải có thời gian giã đông và chất lượng cũng sẽ bị ảnh hưởng nhất định.

Chả lụa nên được bảo quản trong tủ lạnh và sử dụng trong từ 4 - 6 ngày 
Chả lụa nên được bảo quản trong tủ lạnh và sử dụng trong từ 4 – 6 ngày

Bảo quản không dùng tủ lạnh

Khi bảo quản chả lụa không cần dùng đến tủ lạnh bạn cần lưu ý một số vấn đề như cần gói, bọc sản phẩm thật kỹ để tránh tiếp xúc với không khí. Bên cạnh đó không để ruồi muỗi, côn trùng có cơ hội xâm nhập vào.

Đối với khu vực có khí hậu mát mẻ thì có thể để ngoài trời và sử dụng trong ngày. Tuy nhiên với những nơi nắng nóng như các tỉnh thành phía Nam thì nên dùng thùng giữ nhiệt hoặc đặt tại những nơi thoáng mát.

Cách làm chả lụa cần lưu ý điều gì?

Cách làm chả lụa ngon bạn cần phải đặc biệt chú ý đến một số công đoạn sau:

Chọn nguyên liệu

Khi chọn nguyên liệu làm chả lụa cần chú ý chọn thịt lợn tươi, ngon, phần lớp mỡ mỏng. Những phần thịt thường được chọn là thịt đùi, mông, vai hoặc thịt thăn. Bên cạnh đó cũng cần chú ý đến việc chọn nước mắm, cần dùng loại mắm có độ đạm cao.

Chú ý khi xay và quết thịt

Trong quá trình xay và quết thịt cần phải làm thật kỹ. Thịt cần phải xay 2 – 3 lần cho thật mịn và có độ kết dính nhất định. Đồng thời cần phải để cho phần thịt xay trong tủ lạnh đúng thời gian để tạo được độ mịn.

Khi làm cần cân đong lượng bột năng, bột sắn hợp lý để tránh bị nhiều bột, gây ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Đặc biệt là không được sử dụng hàn the trong quá trình chế biến.

Cần chọn loại thịt chất lượng, đặc biệt là phần thịt thăn, mông, vai 
Cần chọn loại thịt chất lượng, đặc biệt là phần thịt thăn, mông, vai

Khi gói giò cần chắc tay

Công đoạn gói giò vô cùng quan trọng, cần phải làm tốt để cuộn giò được chắc thịt và dai giòn. Tốt nhất là sử dụng lá chuối để gói còn nếu không bạn cũng có thể thay thế bằng giấy bạc.

Cần đảm bảo lá chuối khô, khi gói lực ở tay phải chắc và đều để bó giò được cố định, khi hấp không bị bung ra. Đồng thời cũng gói không quá lỏng sẽ khiến giò bị tuột và không được nguyên vẹn.

Khi gói, bạn cần gói chả chắc tay với lực vừa phải. Bạn cần lưu ý là gói chắc tay chứ không gói quá chặt. Vì chả sau khi được hấp sẽ còn nở ra, thế nên gói quá chặt sẽ khiến kết cấu của khoanh giò trở nên xấu đi, không đẹp mắt.

Kết luận

Do cách làm chả lụa khá đơn giản nên ngày nay có rất nhiều người tự làm ở nhà nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lượng món ăn. Tuy nhiên trong quá trình chế biến bạn cũng cần phải nắm được những lưu ý cần thiết để giúp thành phẩm thêm thơm ngon, hoàn hảo.

XEM NHIỀU NHẤT