Trân châu là món đồ ăn được rất nhiều người ưa chuộng và đang là thành xu hướng. Làm trân châu tại nhà đang là lựa chọn của rất nhiều người trong thời kỳ Covid-19 như hiện nay. Tuy nhiên, cách bảo quản trân châu thế nào để trân châu luôn thơm ngon, dẻo như lúc mới làm? Đây là “bí kíp nhỏ mà có võ” không phải ai cũng biết. Hãy cùng tìm hiểu nhé.
1. Cách bảo quản trân châu để lâu, không bị cứng
Trân châu để ngoài một thời gian có thể sẽ bị cứng lại. Vì thế, bạn cần có cách bảo quản hợp lý. Cách bảo quản trân châu đã luộc và trân châu chưa luộc sẽ có sự khác biệt.
Có thể bạn quan tâm:
1.1 Cách bảo quản trân châu đã luộc
Để bảo quản trân châu đã luộc không bị cứng, bạn cần thực hiện 3 bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị 1 chậu nước lạnh. Sau khi luộc xong trân châu, hãy vớt ra và nhanh chóng cho vào chậu nước lạnh. Hãy lưu ý, những hạt trân châu chín sẽ nổi lên mặt nước. Khi luộc, sẽ có hạt chín trước, hạt chín sau. Bạn cần dùng ray, muôi thủng để vớt các hạt nổi lên trước, tránh tình trạng trân châu chín quá. Ngâm trong nước lạnh sẽ giúp trân châu dai hơn, dẻo hơn, không bị mềm quá và không bị dính vào nhau.
- Bước 2: Ngâm trân châu trong chậu nước lạnh khoảng 5 – 10 phút hoặc xả dưới vòi nước. Sau đó vớt trân châu ra, để khô rồi cất vào hộp hoặc xoong bằng inox. Hãy để trân châu ở nơi thoáng mát. Cách làm trân châu này có thể giúp bạn bảo quản trân châu trong vòng 1 ngày.
Khi muốn sử dụng, bạn chỉ cần cho vào lò vi sóng, quay khoảng 1 phút. Nếu không có lò vi sóng, bạn có thể luộc lại.
- Bước 3: Nếu chẳng may nấu quá nhiều trân châu, không thể dùng hết trong 1 ngày, bạn có thể cất trân châu đã ngâm nước lạnh vào 1 hộp có nắp đậy. Nếu hộp đựng không có nắp thì dùng màng bọc thực phẩm bọc kín lại. Sau đó để trong ngăn mát tủ lạnh. Cách bảo quản trân châu này giúp bạn có thể sử dụng trong 3 – 4 ngày. Khi cần dùng thì bỏ trân châu ra và luộc lại là đã có thể sử dụng. Trân châu vẫn sẽ dẻo, ngon như thường.
1.2 Cách bảo quản trân châu chưa luộc
Nếu trân châu chưa luộc, bạn có thể dùng một chiếc túi bóng sạch, bọc quanh túi trân châu khô và cất vào ngăn mát tủ lạnh. Môi trường nhiệt độ thấp của tủ lạnh sẽ giúp trân châu không bị mốc hoặc mọt.
Nếu gói trân châu đã được bóc ra thì việc bảo quản sẽ cần sự tỉ mỉ hơn. Hãy lấy kẹp hoặc dây thun, buộc kín miệng túi lại. Bạn cần đảm bảo miệng túi được bọc kín để không khí từ ngoài không thể tràn vào bên trong. Sau đó dùng túi bóng bọc kín lại, để ở nơi khô ráo, thoáng mát hoặc cất vào tủ lạnh.
Nếu trân châu bạn đang sử dụng xuất hiện tình trạng bị mốc thì bạn nên vứt đi. Sử dụng các loại thực phẩm nấm mốc sẽ không tốt cho sức khỏe.
2. Lưu ý khi tìm hiểu cách bảo quản trân châu
Trân châu có thời gian để được ngắn hơn so với nhiều loại thực phẩm khác. Do đó, khi tìm hiểu cách bảo quản trân châu cũng như cách bảo quản thực phẩm, bạn cần lưu ý gì?
2.1 Trân châu bị cứng phải làm sao?
Nếu trân châu bị cứng, bạn có thể quay trong lò vi sóng 1 phút hoặc luộc lại. Để tránh tình trạng này, bạn nên ngâm trân châu trong nước lạnh hoặc xối dưới vòi nước lạnh để trân châu không bị cứng và dính với nhau.
2.2 Trân châu để được bao lâu?
Trân châu khi nấu xong nên được dùng ngay trong ngày. Đây là thời điểm hợp lý nhất để sử dụng, đây cũng là lúc trân châu thơm ngon nhất. 6 – 8 tiếng sau khi nấu sẽ là khoảng thời gian trân châu có hương vị ngon nhất. Tuy nhiên, nếu không thể dùng hết số trân châu đã nấu, bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh. Cách bảo quản trân châu này sẽ giúp kéo dài thời gian sử dụng của trân châu.
Hãy lưu ý, trân châu trong tủ lạnh chỉ nên bảo quản tối đa 2 – 3 ngày. Khi bỏ ra khỏi tủ lạnh nên dùng ngay, nếu không dùng hết thì nên bỏ đi, không cất vào tủ lạnh tiếp nữa.
2.3 Bảo quản trân châu trong tủ lạnh có tốt không?
Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh là cách làm phổ biến. Hầu hết các loại thực phẩm đều được để trong tủ lạnh để kéo thời gian sử dụng. Bạn cũng có thể bảo quản trân châu trong ngăn mát tủ lạnh. Đây được đánh giá là cách bảo quản trân châu hiệu quả và dễ thực hiện. Dù trân châu đã luộc hay chưa thì cũng nên được cất trong tủ lạnh.
Tuy nhiên, bạn cần bọc kín trân châu hoặc cất trong hộp nhựa có nắp đậy để tránh không khí xâm nhập. Việc bọc kín bằng nilon cũng giúp hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn.
Để trong tủ lạnh với nhiệt độ thấp có thể khiến trân châu bị cứng hơn. Vì thế, trước khi bỏ ra nấu, bạn để trân châu bớt lạnh. Sau đó nấu lâu hơn so với trân châu thông thường. Nếu trân châu đã luộc thì cần luộc lại với nước sôi.
Có thể bạn quan tâm:
Trên đây là các cách bảo quản trân châu với cả trân châu đã luộc và trân châu chưa luộc. Hãy bảo quản trân châu đúng cách để các hạt trân châu luôn dẻo thơm nhé. Đừng quên ghé thăm trang web của chúng tôi để cập nhật các tin tức và mẹo bổ ích cho cuộc sống hàng ngày nhé.