Bánh trung thu là một loại bánh không thể thiếu trong ngày trung thu. Với hương vị thơm, ngon của bánh khiến nhiều người thích thú, dưới đây là các cách làm bánh trung thu thơm ngon, đúng vị đơn giản mà chị em có thể tham khảo.
Ý nghĩa của món bánh trung thu
Bánh trung thu là một đặc trưng không thể không nhắc đến trong mâm cỗ rằm tháng tám. Theo phong tục Việt Nam, vào mỗi Tết trung thu, các gia đình thường chuẩn bị một mâm cỗ dâng lên bàn thờ ông bà tổ tiên để bày tỏ lòng thành kính và biết ơn. Mâm cúng có thể là chay, cỗ mặn, hoặc chỉ cúng hoa quả, bánh trung thu.
Bởi bánh trung thu tượng trưng cho sự sum vầy, sung túc, đoàn tụ, và hạnh phúc của gia đình nên mỗi khi đến Tết trung thu, các gia đình sẽ cùng quây quần ngồi cùng nhau ăn bánh trung thu. Bên cạnh đó, bánh trung thu là một thứ quà tặng vô cùng quý dành cho những người thân yêu, bạn bè, gia đình để gửi gắm những tình cảm đẹp, biết ơn đến mọi người.
Một số loại bánh trung thu nổi tiếng hiện nay
Bánh trung thu được biết đến từ rất lâu đời, vậy nên hiện nay có rất nhiều hãng sản xuất bánh trung thu. Tại Việt Nam, có nhiều thương hiệu bánh trung thu ngon và nổi tiếng mà bạn có thể lựa chọn dưới đây.
Bánh trung thu Kinh Đô
Thương hiệu bánh trung thu đã xuất hiện trên thị trường hơn 20 năm, bánh trung thu Kinh Đô là cái tên quen thuộc với người tiêu dùng mỗi mùa lễ trung thu về. Thương hiệu được biết đến với chất lượng bánh tốt mức giá tầm trung, bao bì được thiết kế, đa dạng, đẹp mắt, thông điệp truyền thông hướng tới sự sum vầy và tình cảm gia đình, người thân, bạn bè.
Bên cạnh đó hãng sử dụng nguyên liệu an toàn, tự nhiên, qua kiểm duyệt kỹ càng, dùng dầu thực vật thay thế hoàn toàn cho mỡ động vật, nhân bánh mặn, bánh ngọt đến bánh chay cho người tiêu dùng… Vì thế Kinh đô luôn xứng đáng là thương hiệu bánh trung thu được người tiêu dùng tin tưởng hàng đầu trong mỗi mùa lễ trăng rằm.
Bánh trung thu Như Lan
Với bề dày lịch sử hơn 45 năm thành lập và phát triển, bánh trung thu Như Lan được xem như thứ quà biếu cao cấp, sang trọng, chất lượng, với các sản phẩm đáp ứng đầy đủ xu hướng ẩm thực của người dùng.
Là tiêu chí hàng Việt Nam chất lượng cao, bánh trung thu Như Lan luôn chú trọng và đảm bảo về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, sản xuất bánh theo đúng các tiêu chuẩn y tế nghiêm ngặt và luôn đặt quyền lợi, sức khỏe của người dùng lên hàng đầu.
Bánh trung thu ít ngọt, bánh trung thu cho người ăn kiêng, người ăn chay, người tiểu đường đa dạng đều có thể tìm thấy từ thương hiệu Như Lan.
Bánh trung thu Đông Phương
Với tiêu chí và châm ngôn “Chữ tâm làm nên thương hiệu”, bánh trung thu Đông Phương là thương hiệu dần được nhiều người biết đến và yêu thích bởi chất lượng thơm ngon trong mức giá phải chăng.
Công thức bánh nướng và bánh dẻo của thương hiệu này được làm theo phương pháp cổ truyền từ những nghệ nhân lâu năm giàu kinh nghiệm nên hương vị của bánh hoàn toàn được giữ nguyên, bạn có thể yên tâm khi sử dụng
Bánh trung thu Bảo Phương
Thương hiệu bánh trung thu Bảo Phương có tuổi đời hơn 60 năm. Vì thế bánh luôn mang theo hương vị cổ truyền với những nét tinh túy của đất Hà Nội. Đặc biệt, bánh không sử dụng chất bảo quản với nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên.
Bánh đa dạng các loại nhân như thập cẩm, hạt sen, đậu xanh,.. vì thế người dùng có rất nhiều sự lựa chọn tùy sở thích. Tuy hạn sử dụng chỉ có 7-15 ngày cho bánh nướng, nhưng người dùng có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng và tính an toàn của bánh.
Hướng dẫn các cách làm bánh trung thu tại nhà
Hiện nay trên thị trường rất đa dạng các loại bánh trung thu từ hương vị đến mẫu mã khác nhau để đáp ứng những yêu cầu muốn thử những món ăn độc đáo, mới lạ của mọi người. Tuy nhiên những bánh truyền thống vẫn mang hương vị đậm đà và ngon nhất, dưới đây là cách làm bánh trung thu tại nhà đúng vị.
Hướng dẫn cách làm nước đường của bánh trung thu
Nước đường là một thứ không thể thiếu khi thực hiện cách làm bánh trung thu, sau đây là cách nấu nước đường bạn có thể áp dụng cho nhiều loại bánh trung thu có nhân khác nhau:
- Bạn cho 600ml nước lọc vào 1kg đường vàng và khuấy đều đến khi đường tan hết rồi cho lên bếp đun sôi. Khi nước đường sôi, vớt hết lớp bọt trên bề mặt hỗn hợp. Rồi tiếp tục đổ nước cốt chanh (1 quả) vào đun thêm khoảng 30 phút.
- Tiếp theo, cho thêm 30gram mạch nha và 1 muỗng cà phê nước tro tàu để tạo độ sánh đặc và màu cho hỗn hợp nước đường.
- Đun tiếp trong 20 phút, và liên tục vớt bọt. Tắt bếp, để nguội rồi đổ vào 1 hũ thủy tinh, sau 3 ngày hỗn hợp có thể dùng để làm bánh.
Cách làm vỏ bánh nướng
Phần vỏ bánh nướng cũng là một phần linh hồn của bánh, công thức làm vỏ bánh nướng có thể được áp dụng cho nhiều loại nhân bánh khác nhau:
- Cho 1 lòng đỏ trứng, 30ml dầu ăn, 160ml nước đường vào một cái tô lớn và khuấy đều.
- Sau khi khuấy đều hỗn hợp, cho thêm 240gr bột mì và tiếp tục trộn đều tay.
- Dùng tay nhào thật nhanh cho đến khi bột mịn, dẻo thì để bột nghỉ 30-45 phút trước khi bắt đầu làm bánh.
Cách làm bánh trung thu thập cẩm cổ truyền
Phần cốt của bánh trung thu thập cẩm là phần nhân với nhiều nguyên liệu thơm ngon, bổ dưỡng khác nhau nhưng khi kết hợp lại ra một vị rất riêng. Bạn thực hiện sơ chế chuẩn bị nhân bánh như sau:
- Nguyên liệu cho phần nhân thập cẩm bao gồm: 50g hạt sen, 50g hạt dưa 50g mứt bí, 50g hạt điều, 50g vừng trắng rang, 40g lạp xưởng, 100g bột bánh dẻo, 8-10 lá chanh, 100ml nước đường.
- Thái nhỏ các nguyên liệu nhân bánh, rồi cho mứt bí, hạt sen, hạt dưa, hạt điều, lạp xưởng vào cối xay trước để các nguyên liệu được kết dính vào nhau. Sau đó, bỏ vừng trắng rang và nước đường vào tô rồi trộn đều. Để hỗn hợp nghỉ khoảng tầm 1 tiếng trước khi làm bánh.
- Về phần nước sốt của nhân gồm có: 50g mật ngô, 5ml hắc xì dầu, 10ml dầu mè, 20ml rượu mai quế lộ và 100ml nước đường, 1 thìa cà phê tinh dầu hoa bưởi cùng 50g nước lọc và khuấy đều hỗn hợp.
- Cuối cùng, thái sợi lá chanh rồi cho vào phần nhân bánh đã trộn đều, từ từ thêm nước sốt vào. Sau đó, cho từng thìa bột bánh dẻo vào, vừa cho vừa trộn đều tay để các nguyên liệu kết dính có thể vo thành viên tròn là được.
Cách làm bánh trung thu đậu xanh ngon như ngoài hàng
Chuẩn bị cần ngâm 300gr đậu xanh trong vòng 4 tiếng để đậu mềm, khi ngâm nên cho thêm 1/2 thìa cà phê muối.
Sau khi ngâm xong hãy chắt bỏ phần nước ngâm, cho đậu vào nồi với 1.3 lít nước, đun sôi từ 5-7 phút để đậu xanh mềm. Cho hỗn hợp đậu xanh đã đun sôi vào máy xay sinh tố và tiến hành xay nhuyễn.
Cho hỗn hợp đã xay nhuyễn vào chảo, thêm khoảng 140gr đường, 100ml dầu dừa và sên với lửa nhỏ. Chú ý đảo đều tay đến khi nhân đậu xanh sánh và sệt lại, cho thêm 1 thìa canh mạch nha rồi tiếp tục trộn đều.
Cho thêm 45gr bột nếp bánh dẻo, trộn đều tay để nhân bánh được mềm, không dính nhão. Cho nhân bánh ra tô lớn, bọc kín và để nhân bánh nghỉ đủ thời gian làm vỏ bánh thì cho nhân vào bánh để tạo khuôn.
Cách tạo hình bánh trung thu nướng
Chia bột và nhân thành những viên nhỏ có đường kính khoảng 2-3cm theo tỷ lệ nhân và bột là 1:2.
Lấy 1 viên vỏ bánh cán mỏng rồi đặt viên nhân vào giữa, vo tròn và gói kín lại.
Lăn qua một lớp bột để tránh bánh bị dính khi tạo hình và dễ tạo hình. Cho bánh vào khuôn và ép thật chắc tay để đường nét hoa văn hiện rõ ràng, đẹp mắt.
Sau đó, đem đi nướng là bạn đã có một mẻ bánh trung thu thơm ngon bất bại.
Cách làm bánh trung thu dẻo
Bên cạnh cách làm bánh trung thu nướng thì bánh dẻo cũng là một loại bánh được nhiều người ưa chuộng. Để tạo ra được một chiếc bánh trung thu dẻo mềm mịn đúng chuẩn, bạn cần làm như sau:
- chuẩn bị nguyên liệu của vỏ bánh gồm: 80g nước đường bánh dẻo, 40g bột bánh dẻo, ¼ thìa dầu ăn, khoảng vài giọt tinh dầu hoa bưởi.
- Tiến hành cho lần lượt nước đường, dầu ăn, cùng tinh dầu hoa bưởi vào tô, khuấy, trộn đều hỗn hợp.
- Tiếp tục đổ bột bánh dẻo vào và trộn đến khi thấy bột sệt sánh lại.
- Để bột ra mặt phẳng rộng, nhào khối bột đến khi cảm thấy bột đã đạt đến độ mịn màng, dẻo, không còn lợn cợn là hoàn thành phần vỏ bánh dẻo.
Về phần nhân bánh dẻo và cách tạo hình cho bánh bạn có thể thực hiện tương tự với cách làm bánh trung thu nhân thập cẩm và bánh trung thu đậu xanh nêu ở trên.
Lưu ý gì với các cách làm bánh trung thu
Cách làm bánh trung thu tại nhà để mang lại thành phẩm tốt nhất, bạn nên sử dụng và lựa chọn nguyên liệu uy tín có xuất xứ rõ ràng. Bên cạnh đó trong quá trình làm nên rửa tay thật sạch để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Bạn phải căn nhiệt độ và thời gian nướng bánh chuẩn nhất và nhớ làm nóng lò nướng ở nhiệt độ từ 165-175°C trong 15 phút trước khi nướng bánh. Kinh nghiệm để bánh không bị dính vào khuôn, bạn hay quét 1 lớp dầu ăn quanh thành khuôn trước khi tạo hình bánh để bánh có độ chống dính tốt và lấy ra khỏi bánh dễ hơn.
Đối với hỗn hợp phết bề mặt để tạo màu bánh nên pha 1 ít nước cùng lòng đỏ trứng gà và dầu ăn. Sau mỗi lần nướng, đem bánh ra khỏi lò, xịt một lớp mỏng nước để làm ẩm mặt bánh, để nguội rồi mới thực hiện phết trứng từ 2-3 lần để màu bánh lên đẹp nhất. Bạn nên thao tác nhẹ nhàng và phết mỏng để bánh không xuất hiện vết nứt. Thời gian thích hợp để phết trứng lên bánh là:
- Lần 1: Nướng từ khoảng 5-8 phút với nhiệt độ 180-190°C.
- Lần 2: Tiếp tục nướng từ 5-7 phút với nhiệt độ 190-200°C.
- Lần 3: Nướng bánh ở khoảng 160-180°C cho đến khi bánh chín.
Bảo quản bánh trung thu với cách làm bánh trung thu
Bạn cần phải lưu ý thời hạn sử dụng bánh, vì làm tại nhà không chất bảo quản nên thông thường, bánh trung thu tự làm tại nhà chỉ để được từ 5 đến 7 ngày. Vì thế, với các cách làm bánh trung thu trên bạn nên căn chỉnh số lượng vừa đủ, không nên làm quá nhiều tránh bị dư và lãng phí.
Để bảo quản bánh, bạn nên gói bánh trong bịch kín và tránh những nơi có độ ẩm, mốc cao. Nên ăn liền khoảng 1 đến 2 ngày sau khi làm bánh để cảm nhận hương vị thơm ngon nhất.
Kết luận
Trên đây là thông tin về bánh trung thu và các cách làm bánh trung thu tại nhà mà bạn có thể tham khảo nếu muốn thử tay vào bếp. Chúc các bạn áp dụng thành công với những công thức làm bánh này nhé.