Cách làm bánh tiêu tại nhà vừa thơm ngon mà lại đơn giản 

Bánh tiêu tính là một loại bánh cực kỳ quen thuộc với mỗi chúng ta. Tuy quen thuộc là thế nhưng nhiều người vẫn chưa biết nguồn gốc của loại bánh này cũng như cách làm bánh tiêu. Bài viết sẽ hướng dẫn cách làm cũng như cung cấp thông tin về loại bánh này.

Bánh tiêu ra đời từ đâu?

Loại bánh này còn có tên gọi khác là “bánh hồ tiêu”, một loại món ăn đường phố cực kỳ phổ biến, có nguồn gốc từ Phúc Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc. Bánh tiêu xuất hiện rất lâu đời từ thời phong kiến Trung Quốc. Chiếc bánh này được gắn với một câu chuyện khá thú vị. Câu chuyện này là vào thời kỳ phong kiến có một ác quan luôn chèn ép người dân, mang nhiều tội ác khiến nhân dân căm phẫn.

Lúc này người dân đã dựa trên hình ảnh của tên ác quan đấy và làm ra 1 loại bánh được chiên qua chảo dầu sôi sục. Mong muốn khi tạo ra loại bánh này là mong cho tên quan đó sớm phải trả giá. Như vậy món bánh tiêu được ra đời và từ đó đến nay cách làm bánh tiêu được biến tấu đa dạng để phù hợp với sở thích của từng người.

Cách làm bánh tiêu thơm ngon khó cưỡng
Cách làm bánh tiêu thơm ngon khó cưỡng

Những nguyên liệu để tạo ra bánh tiêu

Giai đoạn chuẩn bị nguyên liệu cũng là một giai đoạn quan trọng trong cách làm bánh tiêu, tuy nhiên có 2 loại bánh tiêu và cũng có những nguyên liệu khác nhau. Dưới đây là một vài nguyên liệu để tạo ra món bánh bình dân được nhiều người ưa chuộng.

Bánh tiêu có sử dụng men nở

Nguyên liệu để làm ra loại bánh này đó chính là bột mì, men nở, hạt vừng (mè trắng), đường, nước, muối, dầu ăn. Ngoài những nguyên liệu chung ở trên thì với bánh tiêu mặn, người ta thường cho thêm thịt thường là thịt lợn hoặc có thể là thịt bò đã được tẩm ướp đủ vị để làm phần nhân bánh.

Bánh tiêu không sử dụng men nở

Đối với bánh tiêu không sử dụng men nở, thì bạn cần phải chuẩn bị những nguyên liệu như sau:

  • 255 gram bột mì đa dụng.
  • 10 gram mè trắng.
  • 300ml dầu ăn Tường An hoặc dầu ăn thường được sử dụng trong gia đình.
  • ⅕ muỗng cà phê muối và 40 gram đường cát.

Đối với bánh tiêu ngọt thì chỉ cần sử dụng những nguyên liệu ở trên thôi và chiên qua dầu nóng. Loại bánh ngọt này là loại phục vụ tại chỗ, bánh vừa chiên xong vẫn giữ được độ nóng với độ mềm mềm ở trong và giòn dai ở vỏ ngoài. Loại bánh này có vị ngọt  nhẹ và thanh, không giống những loại bánh ngọt khác, lớp vỏ được phủ vừng nên sẽ càng thơm ngon. 

Cách làm bánh tiêu truyền thống tại nhà

Bánh tiêu là một loại bánh khá dễ làm, mà lại còn cực kỳ thơm ngon nữa. Đây là một loại bánh mà những bà nội trợ không thể bỏ qua trong những ngày thời tiết se lạnh được. Ta sẽ tìm hiểu chi tiết về cách làm loại bánh này sau đây.

Chuẩn bị hỗn hợp bột làm bánh tiêu

Đây là công đoạn quan trọng nhất trong cách làm bánh tiêu, quyết định hương vị của bánh. Để làm được hỗn hợp đúng chuẩn thì đầu tiên, ta sẽ hòa tan nửa số đường chuẩn bị (khoảng 50g), 20ml nước ấm và 10ml nước lạnh. Sau đó cho số men nở đã chuẩn bị sẵn vào rồi khuấy đều đến khi men nổi lên như gạch cua thì dừng lại và để  cho bột nghỉ khoảng 10 phút.

Tiếp sau đó, ta lấy bột mì cùng với muối và nước ấm còn lại cho vào một cái tô rồi trộn nhẹ. Sau đó, ta lấy hỗn hợp nước men và đường đã pha trước đó vào phần bột rồi dùng tay nhào thật đều cho các nguyên liệu hòa quyện đều vào nhau. Một lưu ý ở công đoạn này là nên cho nước từ từ để tránh tình trạng bị nhão.

Khi nào ta thấy bột đã hòa quyện với những nguyên liệu khác và không còn vón cục, không dính vào tay là đã đạt yêu cầu. Ta sẽ dừng nhào bột và để cho bột nghỉ khoảng 40-50 phút ở nơi kín gió và có dùng màng bọc thực phẩm hay khăn khô phủ lên.

Trộn, nhào bột-bước quan trọng nhất trong cách làm bánh tiêu
Trộn, nhào bột-bước quan trọng nhất trong cách làm bánh tiêu

Tạo hình cho bánh tiêu 

Khi làm bánh tiêu thì công đoạn tạo hình là công đoạn không thể thiếu, là công đoạn sẽ tạo ra được hình dáng bánh đúng chuẩn theo truyền thống. Bột khi được nghỉ ủ trong màng bọc sẽ nở ra gấp đôi so với lúc đầu. Ta sẽ dùng ngón tay ấn vào chính giữa của khối bột, nếu lõm xuống và không đàn hồi lại thì bột đã ủ đủ. 

Lúc này ta đặt bột lên nơi sạch sẽ để nhào tục nhào bột thêm 1 lần nữa. Sau đó, ta chia nhỏ bột thành những phần nhỏ và vo tròn lại, để tạo hình thì ta cán bột thành dạng hình tròn mỏng khoảng 4cm rồi phủ thêm mè lên trên. Cứ tiếp tục tạo hình cho bánh đến khi hết phần bột đã chuẩn bị.

Nặn bột, tạo hình là công đoạn quan trọng trong cách làm bánh tiêu
Nặn bột, tạo hình là công đoạn quan trọng trong cách làm bánh tiêu

Chiên bánh và hoàn thành món bánh tiêu

Đây là công đoạn cuối cùng trong cách làm bánh tiêu thơm ngon, bắt chảo lên và đổ dầu vào nấu cho sôi. Khi dầu thật nóng thì cho nhỏ lửa lại rồi thả bột bánh đã tạo hình vào để chiên. Ta sẽ dùng đũa để ấn 2 mép bánh cho ngập trong dầu, điều này làm cho bánh nở căng phồng đẹp mắt. 

Luôn nhớ lật đều 2 mặt bánh để bánh không bị cháy và chín đều. Khi nào thấy 2 mặt bánh vàng đều thì đã xong, ta vớt ra cho bớt dầu rồi thưởng thức. Ta nên thưởng thức ngay khi còn nóng, mới chiên xong thì sẽ có thể cảm nhận hết được vị thơm ngon của bánh.

Khi chiên xong, nếu bánh ngon thì phải có độ mềm xốp, nở to và có mùi thơm đặc trưng. Phần vỏ thì giòn tan hòa quyện với vị ngọt nhẹ thanh của phần ruột. Nếu muốn thưởng thức hương vị mới lạ thì có thể dùng bánh tiêu kẹp với xôi, đậu xanh,… để tăng cấp hương vị.

Một vài công thức làm bánh tiêu khác

Khi mọi người đã quá quen thuộc với kiểu bánh tiêu truyền thống, sẽ muốn tìm tới những chiếc bánh được làm từ những công thức mới lạ hơn, dưới đây là một vài công thức làm bánh tiêu khác. 

Cách làm bánh tiêu mặn Trung Quốc

Cách làm bánh tiêu mặn thì về phần bánh vẫn được làm giống như bánh ngọt, hoặc có thể thêm mỡ động vật hoặc bơ để cho bánh thêm giòn hơn. Phần nhân sẽ dùng thịt lợn xay hoặc cắt lát mỏng ướp với gia vị cho đậm đà. Sau khi làm xong phần bánh thì nhồi số thịt đã tẩm ướp vào trong.

Bánh sẽ được nướng chứ không phải chiên như bánh ngọt. Loại này có một lò nướng đặc biệt đó là lò đất sét hình trụ, bánh sẽ được dính ở xung quanh vách lò còn đáy lò sẽ có than hồng để nướng. Muốn lấy bánh ra thì thường người ta sẽ dùng một vật như dao để gỡ bánh ra.

Cách làm bánh tiêu: Bánh tiêu mặn khi nướng xong sẽ có lớp vỏ giòn như bánh quy, khi cắn vào sẽ chảy nước thịt thơm ngon ra ngoài đồng thời phần thịt bên trong sẽ tăng hương vị cho bánh. Thưởng thức ngay khi bánh mới ra lò sẽ cảm nhận được toàn bộ những hương vị từ món bánh này.

Cách làm bánh tiêu mặn nướng lò than đỏ
Cách làm bánh tiêu mặn nướng lò than đỏ

Cách làm bánh tiêu đặc ruột

Cách làm bánh tiêu đặc ruột này thì ngoài những nguyên liệu là men và bột mì như bánh truyền thống thì ta sẽ cho thêm 180g sữa tươi không đường, 1 quả trứng gà, 10g bột béo. Trước tiên ta sẽ hòa sữa tươi, đường, men, bột béo, trứng gà và vani trước rồi mới cho bột mì vào đánh đều.

Sau khi đã nhào bột xong thì ta sẽ dùng màng bọc thực phẩm và ủ bột khoảng 1 tiếng. Sau khi ủ xong ta phải nhào thêm một lần nữa và chia bột thành từng phần rồi thực hiện tạo hình và rắc mè để chiên. Bánh sau khi chiên xong sẽ nở căng phồng và phần ruột bên trong khá đặc, tạo cảm giác đầy đặn khi ăn.

Những kinh nghiệm để pha bột được chính xác

Cách làm bánh tiêu thật ngon chuẩn hương vị thì pha bột phải luôn chuẩn xác. Mẹo đầu tiên đó chính là phần men, nếu men ta sử dụng là loại instant dry yeast và vẫn còn mới thì ta sẽ trộn luôn với bột mà không cần hòa. Còn nếu men đã để lâu thì nên kích hoạt để xem men có còn hoạt động hay không.

Tiếp theo đó là nếu bột mì đã để lâu thì ta nên thêm nước để giúp bột không bị khô khi nhào bột. Còn nếu bột dính vào tay thì ta sẽ sử dụng cách đó là đập bột. Tức là dùng tay để kéo bột rồi đập xuống thớt xong gập lại, càng đập thì bột sẽ càng khô dần và hết dính tay.

Khi ủ bột thì không nên ủ quá lâu, nếu không bột sẽ bị chua và hôi mùi men, khi chiên sẽ không nở. Ngoài ra không nên ủ ở nơi có nhiệt độ cao sẽ làm men chết đi cũng sẽ khiến bột không thể nở nữa.

Mẹo để bảo quản món bánh tiêu

Đối với bánh tiêu đã chiên thì nên sử dụng hết ngay trong ngày, trong trường hợp không thể sử dụng hết thì nên để cho nguội rồi cho vào hộp kín để bỏ vào ngăn mát tủ lạnh. Cách này chỉ nên bảo quản trong một ngày và ngày hôm sau khi ăn lại thì nên chiên qua cho chín bánh.

Đối với bánh chưa chiên thì ta nên dùng màng bọc thực phẩm và bọc riêng từng miếng một và cho thẳng vào ngăn đá tủ lạnh. Cách này có thể bảo quản được lâu hơn là từ 3 đến 5 ngày. Khi muốn sử dụng thì chỉ cần bỏ ra ngoài cho bớt lạnh đi rồi bỏ vào chảo chiên là được.

Có thể bảo quản bột bánh trong tủ lạnh để sử dụng sau
Có thể bảo quản bột bánh trong tủ lạnh để sử dụng sau

Bánh tiêu mang đến bao nhiêu calo cho cơ thể?

Theo những nghiên cứu và tính toán thì nguyên liệu chính trong bánh tiêu là bột mì đa dụng, muối, đường và vừng. Không chỉ vậy, chiếc bánh còn được chiên qua một chảo dòng nóng nên một chiếc bánh tiêu sẽ chứa từ 150-400 calo tùy vào kích thước bánh và cách làm khác nhau. 

Do loại bánh này ngày càng được nhiều ưa chuộng nên số lượng bánh đã phát triển phong phú và đa dạng với nhiều hương vị khác nhau. Với mỗi loại loại bánh này sẽ cung cấp một lượng calo khá ổn, cụ thể với một chiếc bánh loại vừa sẽ cung cấp lượng calo như sau:

  • Bánh tiêu lá dứa sẽ cung cấp cho cơ thể 155 calo.
  • Bánh tiêu xôi chứa đến một lượng 413 calo.
  • Bánh tiêu sầu riêng thơm ngon cung cấp 417 calo.
  • Bánh tiêu vị đậu xanh sẽ cung cấp cho cơ thể 210 calo.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách làm bánh tiêu tại nhà, bài viết trên sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho người nội trợ để có thể tạo ra một loại bánh bình dân, dễ ăn cho mọi người. Hy vọng, bạn có thể tìm được một công thức đúng ý thích để làm ra những chiếc bánh tiêu thơm ngon. 

XEM NHIỀU NHẤT